Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

chữa bệnh sỏi thận | sỏi mật: Để tránh tái phát sỏi thận

chữa bệnh sỏi thận | sỏi mật: Để tránh tái phát sỏi thận: Sau khi chữa bệnh sỏi thận nhiều người vì không có chế độ dinh dưỡng hợp lí nên bệnh cũ rất dễ bị tái phát.   Vậy bệnh sỏi thận chữa n...

Phòng chống sỏi thận

Năm vừa qua ở CHLB Đức, nơi người dân chắc chắn không đổ mồ hôi nhiều như khí hậu nhiệt đới ở nước ta, số người bị sỏi thận chiếm 1,5% dân số! Ở xứ mình nếu có thấp hơn chút đỉnh thì tròm trèm gần triệu người đang khổ vì viên sỏi đâu đó trong đường tiết niệu.


Tuy nhiều người mắc bệnh nhưng số người hiểu rõ bệnh lại không bao nhiêu. Dưới đây là một số điểm nên hiểu cho đúng nếu muốn sỏi thận không ghé thăm ta!
Nên uống nước trước khi đi ngủ để ngừa sỏi thận?
Đúng, dù không hoàn toàn thoải mái cho một số người có đường tiết niệu quá nhạy cảm. Nước uống vào làm loãng nước tiểu, nhờ đó khoáng chất và tạp chất trong đường tiết niệu không có cơ hội kết tủa. Người có cơ địa hạp với sỏi thận, như người có thân nhân trực hệ đã phải mổ vì sỏi thận, nên uống ly nước nhỏ trước khi đi ngủ, tuy có thể phải tiểu đêm nhưng tránh được tình trạng nước tiểu cô đặc trong đêm.
Uống nhiều cà phê có thể sinh sỏi thận?
Đúng vậy, vì lượng caffeine trong máu nếu quá cao sẽ kéo theo chất vôi qua đường tiểu. Càng nhiều chất vôi trong đường tiết niệu, lại thêm thói quen nín tiểu thì nguy cơ sinh sỏi thận càng cao.
Bia có tác dụng phòng ngừa sỏi thận?
Đúng là men bia có tác dụng ngăn chặn phản ứng tích tụ chất vôi trong đường tiết niệu. Bằng chứng là theo các nhà nghiên cứu ở Helsinski, uống nửa lít bia mỗi ngày có thể giảm đến 40% xác suất sỏi thận. Nhưng không được hơn 250ml cho mỗi bữa ăn chính.
Giảm cân là biện pháp chủ động nhằm ngăn ngừa sỏi thận?
Chính xác, vì acid uric, nguyên nhân của bệnh gout, hầu như tăng cao ở người béo phì. Không chỉ trong khớp, chất này cũng đọng lại trong đường tiết niệu nếu bệnh nhân uống nước không đủ và tạo thành điểm tựa cho viên sỏi dưới dạng urate.
Lạm dụng sinh tố có thể dẫn đến sỏi thận?
Không sai, rõ nhất là với sinh tố C nếu uống liên tục 500mg mỗi ngày trong nhiều tuần.
Chế độ dinh dưỡng quá nhiều chất vôi sinh sỏi thận?
Đúng. Khổ chủ có thể tự gia tăng sản xuất loại sỏi có cấu trúc oxalat - vôi khi quen dùng món ăn chứa nhiều chất vôi kèm với các loại thực phẩm có nhiều oxalat như rau dền, cà chua, bạc hà.
Không nên uống sữa nếu đã bị sỏi thận?
Chỉ đúng nếu không giữ quân bình trong chế độ dinh dưỡng khiến chất vôi chiếm ưu thế chẳng hạn ở người uống sữa quá nhiều vì tin vào quảng cáo. Người đã bị sỏi thận vẫn có thể uống mỗi ngày một ly sữa. Khéo hơn nữa là đồng thời chú trọng các dạng thực phẩm chứa nhiều magnesium như gạo lứt, chuối, đậu xanh, khoai lang... để tận dụng tác dụng tương tranh với chất vôi.
Đổ mồ hôi quá nhiều dễ bị sỏi thận?
Chính xác. Đó là lý do khiến sỏi thận là bệnh quen thuộc với nhiều người xứ mình. Cần uống nước kịp thời để bù trừ lượng nước và chất điện giải thất thoát qua mồ hôi, như trong trường hợp của vận động viên, nông dân, người lao động nặng, người xông hơi (sauna).
Có thể làm tan sỏi thận với dược thảo?
Đúng, nhưng không 100%. Một số cây thuốc đúng là có tác dụng thu nhỏ kích thước hay thậm chí làm vỡ viên sỏi, như kim tiền thảo, râu mèo, ngưu tất... nhưng tác dụng tùy thuộc vào kích cỡ và cấu trúc của viên sỏi, cơ tạng người bệnh, bệnh lý đi kèm... Uống trà dược thảo là chuyện nên làm. Ngay cả một số thực phẩm cũng có tác dụng tương tự như lecithin trong đậu nành, trong tảo spirulina, sau khi người bệnh áp dụng hình thức ăn chay, dù chỉ một buổi mỗi ngày trong nhiều tuần liên tục.
Có thể tiểu ra viên sỏi thận?
Khả thi, nhưng đó không hẳn là giải pháp lý tưởng. Sỏi có kích thước nhỏ hay dưới dạng cát có thể theo dòng nước tiểu ra ngoài nếu uống nhiều nước hay dùng thuốc lợi tiểu. Có thể xuôi chèo mát mát nếu gia chủ gặp vận hên. Nhưng sỏi cũng có thể vướng lại đâu đó gây xuất huyết hay cơn đau sỏi thận tá hỏa tam tinh.
Tốt hơn nên để thầy thuốc chuyên khoa can thiệp, sẽ an toàn hơn việc tự điều trị theo phương thuốc gia truyền nào đó. Với kỹ thuật ngoại khoa hiện đại như mổ nội soi, hay phá sạn bằng tia laser..., sỏi thận không còn là vấn đề phức tạp như nhiều năm trước đây.
Chữa triệt để các loại sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận.
ĐT: 098.333.1273
Địa chỉ: 30 ngõ 93 Hoàng Văn Thái-Thanh Xuân-Hà Nội

Cảnh giác với bệnh sỏi thận

Sỏi thận là bệnh thường gặp, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh rất phức tạp, nếu phát hiện muộn, trị liệu không đúng cách có thể để lại hậu quả khó lường.

Sự hình thành sỏi thận
Theo cố GS. Ngô Gia Hy sỏi thận chiếm 40% sỏi đường tiết niệu. Sỏi thận 1 bên nhiều hơn 2 bên, 4/5 thuộc nam giới, nhiều nhất ở tuổi 20-30.
Cơ chế sinh sỏi thận
Con người có 2 quả thận, hình hạt đậu trắng, nằm cạnh cột sống, sau phúc mạc, từ đốt sống ngực 12 đến đốt sống lưng số 3, nặng 130g (nữ) đến 150g (nam). Quả thận gồm: Bao thận (là màng liên kết có thể tách khỏi nhục thận) và nhục thận (gồm phần tủy ở trong, phần vỏ ở ngoài).
Thận được chia thành nhiều thùy, mỗi tháp là 1 thùy, liên hệ với các đài thận. Các đài thận đổ vào bể thận, sỏi thận muốn hình thành nhờ 2 yếu tố: Chất Mucoprotein (như chất keo dính các tinh thể với nhau) và các tinh thể hòa tan trong nước tiểu (calci oxalat và phosphat, urat, cystin, magnesium…). Tuy nhiên cơ chế sinh ra sỏi thận rất phức tạp. Yếu tố thuận lợi làm sỏi thận hình thành là sự cô đặc quá mức của nước tiểu, pH thay đổi, uống ít nước, nhiễm khuẩn…
Một số nguyên nhân gây sỏi thận
- Di truyền (như sỏi cystin, urat…)
- Các dị tật bẩm sinh (hẹp chỗ nối bể thận - niệu quản, hẹp niệu quản, thận móng ngựa, thận đa nang)
- Nội tiết (cường tuyến cận giáp)
- Dùng thuốc (như vitamin D và corticoid)
- Địa dư và khí hậu (vùng nhiệt đới, nơi có nhiều đá vôi, nước uống nhiều calci)
- Chế độ ăn (ăn nhiều purin, calci oxalat hay phosphat) và các nguyên nhân khác (nhiễm khuẩn, đặc biệt là proteus, nằm bất động lâu ngày, uống không đủ nước…).
Số lượng sỏi trong thận có thể ít (1-2 hòn) hay nhiều (hàng trăm), nhỏ (bằng hạt cát) hay to (hàng trăm gam). Có thể tròn nhẵn (trong nhu mô thận), tam giác hay đa giác (trong bể thận). Theo phân tích của Hà Hoàng Kiệm (năm 2005) thì sỏi calci nhiều nhất (80-85%), urat 8-10%. Nam giới bị sỏi calci nhiều hơn nữ (84% so với 58%).
Triệu chứng biểu hiện
Nơi hòn sỏi trú ngụ, đường tiết niệu bị kích thích đưa đến co thắt, bóp chặt hòn sỏi dẫn đến tắc đường tiểu, hậu quả là nước tiểu ứ đọng, gây tăng áp lực đột ngột ở đài - bể thận làm nên các cơn đau quặn thận (cơn đau bão thận). Đầu tiên chỉ đau ê ẩm vùng thắt lưng, đau tăng lên khi vận động nặng, đi đường dài, đạp xe…
Những dấu hiệu của cơn đau quặn thận
Đau: Tính chất đau dữ dội, mãnh liệt, cảm giác bị co thắt bên trong, lăn lộn, không nằm ở tư thế nào để giảm đau, nôn và buồn nôn. Vị trí: Vùng hố sườn lưng 1 bên hay 2 bên cả vùng hạ sườn. Tức nói khi vỗ vào hố lưng, có thể sờ thấy thận nếu to, chạm thận-bập bềnh thận dương tính. Hướng lan: Từ hố thắt lưng lan xuống dưới hoặc ra phía trước đến hố chậu rồi bộ phận sinh dục ngoài và mặt trong đùi.
Tiểu tiện: Tiểu máu, sau cơn đau quặn thận, máu toàn bãi, thường tái phát khi bệnh nhân rung chuyển nhiều và mạnh, đỡ dần khi nghỉ ngơi. Ngoài máu có thể tiểu ra mủ (dấu hiệu cần nghĩ đến sỏi thận), tiểu buốt hay gắt (nếu viêm đài - bể thận).
Sốt: Sốt cao, rét run nếu có viêm đài - bể thận. Để chắc chắn cần xét nghiệm nước tiểu: Tìm các tinh thể (calci oxalat hay phosphat, acid uric, citrat, magnesium…), đo pH, cấy nước tiểu. Siêu âm, chụp thận UIV, UPR hay không chuẩn bị. Xét nghiệm máu: Định lượng hormon tuyến cận giáp, công thức máu.
Điều trị sỏi thận
Điều trị tốt nhất khi sỏi thận đường kính dưới 2mm bởi sỏi có khả năng theo nước tiểu ra ngoài. Thực tế cho thấy xử trí sỏi thận không đơn giản vì tùy thuộc vào vị trí, kích thước, số lượng và thành phần hóa học của sỏi.
Nội khoa: Khi sỏi dưới 2mm
Tùy kháng sinh đồ mà lựa chọn kháng sinh. Để giảm đau nên dùng các thuốc chống co thắt cơ trơn hoặc các thuốc giảm đau không steroid. Uống nước từ 1,5-2 lít/ngày.
Các thuốc làm tan sỏi:
- Sỏi calci (oxalat và phosphat): Succinimid gói, bắt đầu 3-4 gói/ngày, uống trước bữa ăn hay Hydrochlorothiazid từ 25-50mg x 1-2 lần/ngày. Ăn ngũ cốc, thức ăn động vật (trừ sữa, tôm, cua), có thể uống thêm Phosphoric hay muối Amonium (NH4Cl).
- Sỏi urat: Piperazine cốm 2-4 muỗng cà phê/ngày, uống xa bữa ăn hay Trometanol, nếu thất bại thì dùng thêm Allopurinol 300mg/ngày. Kiềm hóa nước tiểu bằng dung dịch Shohl 20ml x 2 lần/ngày hay Bicarbonat, Citrat. Uống nước rau quả tươi, khoai tây, ăn ít cơm và bánh mì.
- Sỏi cystin: Shohl 30ml x 4 lần/ngày hay Tropomin. Các thuốc khác: Kim tiền thảo, thạch kim thang (Avisan), Urosiphon… Chế độ ăn nhiều vitamin A vì thiếu sẽ giảm bài tiết muối khoáng.
Ngoại khoa
Tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da hay nội soi, nội soi gắp sỏi, cắt tuyến cận giáp nếu cường. GS. Tim Leighton (Anh Quốc, 2004) nghiên cứu ống nghe để nghe tiếng vỡ của sỏi thận được tán bằng sóng siêu âm, tránh tán lại không cần thiết và chụp X-quang.
Một số biện pháp phòng riêng cho từng loại sỏi: Sỏi canxi oxalat, trị 1 số nguyên nhân thường gặp (cường tuyến cận giáp, tiêu hủy xương…) hạn chế ăn củ cải đường, chocolate, tôm, cua. Sỏi urat thì hạn chế thịt, phủ tạng động vật, bia… Tránh nhiễm trùng đường tiểu, không nằm hay ngồi nhiều, dư cân phải giảm trọng lượng, uống nhiều nước, thử nước tiểu định kỳ.
Chữa triệt để các loại sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận.
ĐT: 098.333.1273
Địa chỉ: 30 ngõ 93 Hoàng Văn Thái-Thanh Xuân-Hà Nội

Tìm hiểu bệnh sỏi mật

Những hạt sỏi thận nhỏ có thể gây khó chịu khi theo nước tiểu đi ra ngoài. Trong trường hợp sỏi có kích thước lớn tắc lại trong niệu quản và gây đau (lúc đầu có cảm giác đau ở thắt lưng sau đó đau lan tỏa ra hai bên).


Sỏi thận hình thành do lắng đọng các chất trong thận. Lúc đầu sỏi chỉ là có kích thước hiển vi sau đó lớn dần lên.
Thận có chức năng lọc các chất thải từ máu và sản xuất nước tiểu. Khi các chất thải trong nước tiểu không được hòa tan hoàn toàn sẽ dẫn đến sự hình thành các tinh thể. Quá trình lắng đọng tiếp tục dẫn đến hình thành sỏi.
Sỏi có thể gây tắc hoàn toàn niệu quản làm cho nước tiểu ứ lại trong thận dẫn đến hiện tượng thận ứ nước, dãn niệu quản và bàng quang gây đau.
Sự hình thành sỏi
Sỏi hình thành khi có các hiện tượng: (1) tăng hàm lượng canxi, oxalat hay axít uric trong nước tiểu; (2) thiếu xitrát hoặc thiếu nước trong thận để hòa tan các chất thải.
Thận có nhiệm vụ duy trì lượng nước cho cơ thể và loại chất thải. Nếu thiếu nước, các chất như canxi, oxalat, axít uríc không được hòa tan hoàn toàn dẫn đến sự hình thành các tinh thể.
Nước tiểu chứa các chất hóa học như citrát, manhê, pyrô phốtphat có tác dụng chống lại quá trinh tạo tinh thể. Nếu hàm lượng những chất này trong nước tiểu thấp sẽ tạo điều kiện cho sỏi hình thành. Trong những chất này, xitrát đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình chống tạo tinh thể.
Các loại sỏi thận
Thành phần hóa học của sỏi phụ thuộc vào sự mất cân bằng hóa học của nước tiểu. Bốn dạng sỏi hay gặp là: sỏi canxi, sỏi axít uríc, sỏi struvite và sỏi cystine.
(1) Sỏi canxi: Khoảng 85% thành phần của loại sỏi này là canxi. Nguyên nhân hay gặp nhất là do hàm lượng canxi trong nước tiểu quá cao (hypercalciuria). Lượng canxi vượt quá mức thường được thải qua nước tiểu. Canxi kết hợp với các chất thải khác hình thành sỏi. Nếu hàm lượng xitrát thấp và hàm lượng oxalat, axít uríc cao, lượng nước tiểu giảm sẽ là các điều kiện thuật lợi đẻ sỏi canxi hình thành.
Canxi có thể kết hợp với oxalat hình thành calxi oxalat hoặc kết hợp với phốt phát hình thành canxi phốt phát (calcium phosphate). Trong đó calxi oxalat hay gặp hơn. Sỏi canxi phốt phát thường thấy ở những bệnh nhân rối loạn tiêu hóa hay rối loạn hormon do bệnh cường cận giáp (hyperparathyroidism) và hiện tượng nhiễm toan ống thận.
Hiện tượng tăng hấp thu canxi ở đường tiêu hóa, tăng hàm lượng hormon tuyến cận giáp và rối loạn lọc trong thận dẫn đến làm tăng canxi trong nước tiểu.
Hiện tượng tăng độ axít ống thận (thường do di truyền làm thận không có khả năng bài tiết các axít) làm giảm xitrat nước tiểu và độ axít tổng số dẫn đến hình thành sỏi (thường là sỏi canxi phốt phát)
(2) Sỏi axít uríc (khoảng 10% trường hợp sỏi): Nếu làm lượng axít trong nước tiểu cao hay axít được bài tiết quá nhiều, axít uríc có thể không được hòa tan hoàn toàn dẫn đến hình thành sỏi. Dạng sỏi này hay gặp ở nam giới.
(3) Sỏi struvite còn được gọi là sỏi truyền nhiễm do được hình thành khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm (ví dụ viêm bàng quang) dẫn đến làm mất cân bằng các thành phần trong nước tiểu. Vi khuẩn trong đường tiết niệu giải phóng các chất hóa học trung hòa bớt axít trong nước tiểu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn và là điểu kiện cho sỏi hình thành.
Phụ nữ bị loại sỏi này nhiều hơn nam giới do đường tiết niệu hay bị viêm nhiễm hơn. Sỏi loại này thường có hình dạng lởm chởm, sắc cạnh và có dạng "sừng nai" và phát triển rất nhanh.
(4) Sỏi cystin: cystin là một axít amin khó hòa tan. Do di truyền nên một số người có hàm lượng cystin trong nước tiểu cao dẫn đến hiện hình thành sỏi. Loại sỏi này khó điều trị và cần thời gian điều trị dài.

Lưu hành bệnh

Những người sống gần vùng "nước mềm", người có anh chị em ruột mắc bệnh sỏi thận thường có nguy cơ mắc cao hơn. Theo lứa tuổi, sỏi thận hay gặp trong khoảng từ 30 đến 45 tuổi và giảm dần sau tuổi 50. Viện y học quốc gia Mỹ ước tính cứ 10 người thì một người có hiện tượng hình thành sỏi thận. Tỷ lệ người mắc sỏi thận chiếm hoặc bệnh liên quan đến sỏi thận chiếm từ 7-10% số bệnh nhân nhập viện.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận như uống không đủ nước, mất nước do các nguyên nhân khác nhau, thiểu niệu, tăng nồng độ canxi, oxalate, axit uric hay giảm nồng độ citrate trong nước tiểu… Bất kỳ nguyên nhân nào cản trở sự lưu thông của đường dẫn niệu (như tắc niệu quản, tắc niệu đạo do bệnh lý hay di truyền) đều làm tăng nguy cơ sỏi thận.
+ Những yếu tố hóa học:
Canxi (tăng canxi)
Cystine (cystine trong nước tiểu, do di truyền)
Oxalate (tăng oxalate)
Axit uric (tăng axit uric trong nước tiểu)
Natri (tăng natri trong nước tiểu)
Nồng độ citrate thấp là yếu tố nguy cơ dẫn đến giảm citrate trong nước tiểu (hypocitrauria)
Những yếu tố bệnh lý khác làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận:
- Hư thận bẩm sinh làm tăng nguy cơ mất canxi và dễ dẫn đến hình thành sỏi (thận tủy xốp, medullary sponge kidney)
- Hormon cận giáp cao quá mức làm mât canxi (cường cận giáp)
- Bệnh Gout (do tăng axit uric tromg máu)
- Tăng huyết áp (hypertension)
- Viêm đại tràng dẫn đến tiêu chảy mãn, mất nước và mất cân bằng điện giải (colitis)
- Thận không có khả năng bài tiết axit (renal tubular acidosis) và thường do yếu tố di truyền
- Do bệnh lý đường tiêu hóa gây tiêu chảy, mất nước và chứng giảm citrate (Crohn s disease)
- Viêm khớp
- Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến chức năng của thận
- Khẩu phần đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành sỏi và diễn biến bệnh lý đặc biệt với những người đã từng mắc sỏi thận.
Khẩu phần gồm các thức ăn chứa nhiều natri, chất béo, thịt, đường và ít chất xơ, protein thực vật, tinh bột làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Bệnh có thể tái phát ở những bệnh nhân mẫn cảm với các chất hóa học sinh ra từ quá trình tiêu hóa protein có nguồn gốc động vật và những bệnh nhân dung quá nhiều thịt trong khẩu phần.
- Liều cao vitamin C (trên 500mg một ngày) có thể dẫn đến hiện tượng tăng oxalate trong nước tiểu (hyperoxauria) và làm tăng nguy cơ sỏi thận. Oxalat được tìm thấy trong các loại rau, đậu xanh, cà chua, lạc (đậu phộng), sôcôla, chè.

Triệu chứng bệnh

Những sỏi thận nhỏ, bề mặt trơn nhẵn có thể nằm trong thận hoặc di chuyển xuống đường dẫn niệu mà không gây đau. Nếu sỏi nằm lại trong niệu quản sẽ kích thích và gây đau (kích thích đau không phụ thuộc vào kích thước của sỏi) và có chiều hướng đau lan truyền từ vùng thắt lưng ra hai bên.
Sỏi có kích thước nhỏ (dưới 4mm) có thể theo nước tiểu ra ngoài. Sỏi có kích thước từ 8mm thường phải can thiệp.

Những triệu chứng khác của sỏi thận:

Tiểu ra máu (máu trong nước tiểu hematuria)
Tăng số lần đi tiểu (đái rắt)
Buồn nôn
Đau buốt khi đi tiểu
Đau khi chạm vào vùng thận 
Chữa triệt để các loại sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận.
ĐT: 098.333.1273
Địa chỉ: 30 ngõ 93 Hoàng Văn Thái-Thanh Xuân-Hà Nội

Liệu bạn có mắc sỏi thận?

Những biểu hiện, triệu chứng và các nguy cơ sẽ giúp bạn tự làm một bài test kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bản thân. Ngoài ra, những lời khuyên bổ ích dưới đây cũng sẽ giúp bạn biết phải làm gì để ngăn ngừa chứng bệnh này.


Biểu hiện của bệnh
Sỏi thận được hình thành khi có sự tạo “ khối” của các thành phần trong nước tiểu (gồm có canxi và axit uric).
Thông thường, sỏi thận hình thành ở giữa quả thận, tại vị trí mà nước tiểu ứ đọng trước khi tới niệu đạo, từ đây sẽ dẫn tới bàng quang.
Những viên sỏi thận nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu và bạn hiếm khi quan sát thấy chúng. Tuy nhiên, những viên sỏi có kích cỡ lớn, thì đó thực sự là “vấn đề” rắc rối. Chúng sẽ làm căng niệu đạo bởi “ mục đích” của chúng di chuyển xuống bàng quang. Từ đó bạn sẽ phải chịu đựng những cơn đau quặn, thắt. Kèm theo hiện tượng bí đái, hay đi tiểu mót.  
Những triệu chứng cơ bản của bệnh sỏi thận:
- Đau vùng lưng, hay có cảm giác buồn nôn
- Đi tiểu nhiều vào ban đêm, đau rát khi đi tiểu và trong nước tiểu có ra máu
- Với nam giới, bệnh sỏi thận gây đau vùng tinh hoàn
- Đau vùng bụng , vùng háng, người hơi sốt, hay bị rùng mình
- Nước tiểu có màu không bình thường
 Những người trẻ tuổi và trung niên là đối tượng có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn so với những người già.
Nguyên nhân của bệnh
 Các bằng chứng y khoa đã cho hay, uống quá ít nước sẽ dẫn tới nguy cơ mắc sỏi thận.
Sỏi thận có thể là căn bệnh do di truyền, hay đó là các đối tượng đã từng bị bệnh gout, bệnh viêm ruột, viêm đường tiết niệu, dạ dày mãn tính.
Thêm vào đó những người có chế độ ăn uống không khoa học như ăn quá nhiều thức ăn có chứa oxalat (có trong socola, nho, trà, rau bina, dâu tây), cũng rất dễ mắc sỏi thận.
Chế độ ăn kiêng gây thiếu chất, đặc biệt là vitamin B6 và magie, cùng với sự dư thừa hàm lượng vitamin D là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận.
Sự mất cân bằng của các vitamin và khoáng chất có thể làm tăng hàm lượng canxi oxala trong nước tiểu.  Khi hàm lượng quá cao, canxi oxala không được phân huỷ, và sẽ tạo nên sự kết tinh( đóng cục), dẫn đến bệnh sỏi thận.
Giảm đau khi mắc sỏi thận
- Uống 3- 4 cốc nước ép quả nam việt quất mỗi ngày
- Uống hoặc dùng ít nhất 1 lần cây atisô mỗi tuần
- Ăn măng tây ít nhất 2 lần mỗi tuần
- Ngâm khăn với nước ép hành tỏi rồi chườm lên vùng thận sẽ giúp giảm đau
- Đun sôi nước cần tây và mùi tây, để nguội rồi uống hỗn hợp nước này sẽ giúp giảm đau do bệnh  sỏi thận gây ra
- Uống ít nhất 1 cốc nước chanh mỗi ngày
- Uống nước củ cải đường hàng ngày
- Uống nhiều nước sẽ giúp ngừa việc hình thành sỏi và lọc bỏ những cặn bã tích tụ lâu ngày gây sỏi thận.

Chữa triệt để các loại sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận.
ĐT: 098.333.1273
Địa chỉ: 30 ngõ 93 Hoàng Văn Thái-Thanh Xuân-Hà Nội

Sơ lược về bệnh sỏi thận

Sỏi thận được tạo thành bởi muối và chất khoáng trong nước tiểu kết lại với nhau để hình thành những “hòn sỏi” nhỏ. Chúng có thể nhỏ như hạt cát hay lớn như trái banh golf. Chúng có thể lưu lại cơ trong thận hay đi ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu. Đường tiểu là hệ thống tạo ra nước tiểu và thải nó ra ngoài cơ thể. Nó hình thành từ được hình thành từ thận, ống dẫn nối thận với bàng quang, bàng quang, và ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể (niệu đạo).


Khi một viên sỏi đi qua niệu quản, nó có thể không gây đau. Hoặc nó có thể gây đau đớn và những triệu chứng khác.
Nguyên nhân của bệnh sỏi thận?
Sỏi thận hình thành khi thay đổi xảy ra trong cân bằng thông thường của nước, muối, chất khoáng và những thứ khác trong nước tiểu. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh là do không uống đủ nước. Cố gắng uống đủ nước để làm cho nước tiểu trong (khoảng 8-10 ly/ngày). Một số người có nhiều khả năng mắc bệnh sỏi thận hơn vì bệnh lí hoặc tiền sử gia đình.
Sỏi thận có thể là một bệnh di truyền. Nếu những người khác trong gia đình bạn mắc bệnh này thì bạn cũng có thể.
Triệu chứng của bệnh sỏi thận
Sỏi thận thường không gây đau khi chúng ở trong thận, nhưng chúng có thể gây những cơn đau đột ngột, dữ dội khi chúng di chuyển từ thận đến bàng quang.
Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghĩ mình bị sỏi thận. Xem xét những cơn đau dữ dội bên sườn, bụng, hay háng hay nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ. Bạn cũng có thể cảm thấy dạ dày không khỏe (buồn nôn) và có thể nôn mửa.
Chẩn đoán bệnh sỏi thận như thế nào?
Lúc đầu bạn có thể phát hiện bạn bị sỏi thận khi bạn đi bác sĩ hay đến phòng cấp cứu trong cơn đau bụng hoặc bên sườn. Bác sĩ của bạn sẽ hỏi bạn những câu hỏi về cơn đau và lối sống của bạn và có thể kiểm tra bằng hình ảnh như chụp X-quang để xem xét thận đường tiểu.
Bạn có thể cần nhiều xét nghiệm hơn nếu bạn có nhiều hơn một viên sỏi hay gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh này. Để tìm ra nguyên nhân của sỏi thận, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu xét nghiệm máu và thu nước tiểu của bạn trong 24 giờ. Điều này có thể giúp bác sĩ tìm ra xem bạn có khả năng có nhiều sỏi trong tương lai hay không.
Sỏi thận có thế không gây ra đau. Nếu trong trường hơp này, bạn có thể biết mình mắc bệnh khi bác sĩ tìm chúng trong cuộc xét nghiệm bệnh khác.
Điều trị sỏi thận như thế nào?
Cho đa số loại sỏi, bác sĩ sẽ đề nghị bạn uống đủ nước và giữ cho nước tiểu trong, hay khoảng 8-10 ly nước/ngày, để tống viên sỏi ra. Bạn cũng có thể cần uống thuốc giảm đau. Bạn có thể làm việc này tại nhà. Bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc để loại bỏ viên sỏi.
Nếu viên sỏi quá lớn để ra ngoài, hay nó bị mắc kẹt trong đường tiểu, bạn có thể cần nhiều phép điều trị hơn. Khoảng 1-2 trong mỗi 10 trường hơp sỏi thận cần nhiều hơn là điều trị tại nhà.
Phép điều trị y tế phổ biến nhất là tán sỏi ngoài cơ thể. Nó sử dụng các sóng áp lực để làm vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ. Những mảnh này có thể đi ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Những lần khác, bác sĩ sẽ cần loại bỏ những viên sỏi hay đặt một ống nhựa dẻo nhỏ (stent) trong niệu quản để giữ nó mở khi viên sỏi đi qua.
Khi nào bị sỏi thận lần nữa?
Sau khi bạn đã bị sỏi thận, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh lần nữa. Bạn có thể giúp ngăn ngừa chúng bằng cách uống đủ nước để giữ cho nước tiểu trong, khoảng 8-10 ly nước/ngày. Bạn có thể phải ăn ít loại thức ăn nào đó lại. Bác sĩ của bạn có thể cho bạn thuốc giúp ngăn ngừa hình thành sỏi.
Chữa triệt để các loại sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận.
ĐT: 098.333.1273
Địa chỉ: 30 ngõ 93 Hoàng Văn Thái-Thanh Xuân-Hà Nội

Có thể chữa sỏi thận bằng thuốc nam? Uống kim tiền thảo có tốt không?

Tôi bị sỏi thận trái 4,5mm, phải 9,8mm (năm 2005 cả hai bên đều là 6mm). Có thể uống thuốc nam để thải ra ngoài được không? Nếu không thì dùng phương pháp nào hiệu quả mà an toàn? (Nguyễn Minh Mẫn)



* Tôi bị bệnh sỏi thận ba năm nay, ban đầu phát hiện một viên sỏi ở thận trái, tôi mua thuốc (kim tiền thảo - OPC) trị sỏi thận để uống, nhưng đôi khi quên uống. Sau gần một năm tôi đi kiểm tra thì phát hiện kích thước sỏi nhỏ hơn ban đầu nhưng lại có nhiều viên ở hai thận (viên lớn nhất khoảng 6mm). Tôi tiếp tục uống thuốc kim tiền thảo và một số loại thuốc nam, rồi tiểu ra được hai viên nhỏ khoảng 3mm. Đến bây giờ tôi vẫn uống thuốc kim tiền thảo là chính nhưng lưng vẫn bị đau. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi hướng điều trị? (Mai Thanh Nam)
Sỏi niệu xuất phát từ thận, nó được hình thành từ chính các chất đào thải trong nước tiểu. Lúc đầu viên sỏi có kích thước nhỏ, nó có thể nằm lại ở thận hoặc di chuyển xuống dọc theo đường niệu (thận -> niệu quản -> bàng quang -> niệu đạo).
Theo thời gian, các chất tích tụ thêm làm viên sỏi lớn ra và nó có thể vướng lại ở bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nó và làm bạn đau.
Do đó, về mặt lý thuyết, những viên sỏi có kích thước nhỏ hơn 5mm có khả năng tự theo nước tiểu thoát ra ngoài.
Viên sỏi từ 7mm trở lên khả năng tự tiểu ra rất thấp. Những viên sỏi lớn này gây cho bạn những cơn đau (đôi khi rất dữ dội) ở vùng hông lưng hai bên, tiểu gắt, có thể kèm theo sốt, nhiễm trùng. Khi đó bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu viên sỏi nằm ở thận (có kích thước như bạn nói=10mm) bác sĩ sẽ dùng máy tán bằng sóng để làm viên sỏi vỡ thành những mảnh sỏi nhỏ và bạn có thể tự tiểu ra ngoài, phương pháp này gọi là tán sỏi ngoài cơ thể. Máy này không hề làm hại thận của bạn.
Nếu viên sỏi di chuyển xuống vị trí thấp hơn thì bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ nhỏ vào đường tiểu của bạn tìm viên sỏi, tán vỡ nó ra và gắp những mảnh nhỏ ra ngoài, phương pháp này gọi là nội soi tán sỏi ngược dòng.
Với những viên sỏi nhỏ hơn 5mm bạn nên uống nhiều nước (nước đun sôi để nguội là tốt nhất) để có thể tiểu ra sỏi. Việc uống nhiều nước cũng giúp phòng bệnh, mỗi ngày nên uống hơn 2 lít nước, nếu thời tiết nắng nóng hoặc bạn làm việc trong môi trường nóng bức thì uống nhiều nước hơn nữa. Mục đích của việc uống nhiều nước là gây tình trạng lợi niệu đẩy viên sỏi ra ngoài, đồng thời tạo cho đường tiểu thông suốt, các chất đào thải không bị lắng đọng tạo sỏi.
Thuốc kim tiền thảo có tính chất gây lợi niệu, khi uống thuốc này bạn nên uống nhiều nước. Uống kim tiền thảo kéo dài không hại gì, tuy nhiên mùi vị thuốc rất khó uống và bạn chỉ cần uống nhiều nước là đủ “phòng và trị bệnh”.
Nếu bạn lớn tuổi và đau lưng kéo dài thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra vì bạn có thể bị thoái hóa cột sống.
Khi tiểu ra sỏi, bạn nên đem viên sỏi đến phòng xét nghiệm để phân chất sẽ biết được bị sỏi loại nào, từ đó biết những thức ăn cần tránh.

 Chữa triệt để các loại sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận.
ĐT: 098.333.1273
Địa chỉ: 30 ngõ 93 Hoàng Văn Thái-Thanh Xuân-Hà Nội

Để tránh tái phát sỏi thận

Sau khi chữa bệnh sỏi thận nhiều người vì không có chế độ dinh dưỡng hợp lí nên bệnh cũ rất dễ bị tái phát.
 

Vậy bệnh sỏi thận chữa như thế nào để tránh tái phát?

Một chế độ ăn uống điều độ và thích hợp sẽ là giải pháp tuyệt vời đẩy lùi nguy cơ tái phát bệnh sỏi thận.
Bệnh sỏi thận chữa như thế nào là hiệu quả nhất?
Dưới đây là 3 điều cần ghi nhớ về chế độ ăn cần áp dụng cho những người từng bị sỏi thận.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là điều quan trọng nhất cho câu trả lời bệnh sỏi thận chữa như thế nào để tránh tái phát.Trung bình mỗi ngày bạn nên uống từ 2- 3 lít nước. Để kiểm chứng, khi đi tiểu mà nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ bạn uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa tránh bị sỏi thận vừa loại bỏ được những viên sỏi nhỏ ra ngoài trong quá trình đi tiểu.
Hạn chế ăn mặn và thịt
Trong nghi vấn bệnh sỏi thận chữa như thế nào để tránh tái phát thì lựa chọn ăn thực phẩm chứa ít muối và hạn chế tối đa các loại thịt trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm, cua có thể ăn nhưng với lượng vừa phải.
Cung cấp canxi điều độ
Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi như: sữa, phomai…. Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi là tốt nhất để cân bằng lượng canxi trong cơ thể - một cách ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh sỏi thận rất hiệu quả.
Cũng không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thu canxi, khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận.
Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm cho thấy dư canxi từ do việc hấp thu canxi từ ruột quá nhiều thì nên kiên canxi nhưng không phải hoàn toàn mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.
Đây sẽ là một thông tin hữu ích cho việc bệnh sỏi thận chữa như thế nào để tránh tái phát.

Chữa triệt để các loại sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận.
ĐT: 098.333.1273
Địa chỉ: 30 ngõ 93 Hoàng Văn Thái-Thanh Xuân-Hà Nội

Bệnh sỏi thận và cách chữa bằng mộc nhĩ đen

Bệnh sỏi thận và cách chữa bằng mộc nhĩ đen là một phương pháp điều trị dân gian nhưng hiệu quả. Mộc nhĩ đen hay còn gọi là nấm mèo đen hoặc nấm tai mèo có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhất là sinh tố và khoáng chất, là loại thuốc bổ dưỡng của thiên nhiên rất thích hợp chữa bệnh sỏi thận.

1.Bệnh sỏi thận và cách chữa bằng mộc nhĩ đen qua thức ăn hàng ngày:

Mộc nhĩ đen ( nấm tai mèo ) có tên khoa học là Auricularia polytricha sacc, thuộc họ Auriculariaceae, thường mọc trên vách gỗ cây mục. Mộc nhĩ đen có tính bình, không độc, vị ngọt, có khả năng kết dính những chất độc hại để thải ra ngoài theo đường tiêu hóa hoặc đường tiết niệu, bào mòn các dị vật trong cơ thể. Với công dụng đó, mộc nhĩ đen là thực phẩm được đề xuất đối với người bênh sỏi thận và cách chữa trị hiệu quả.
Không những thế, mộc nhĩ đen là loại thực phẩm thơm ngon, dễ chế biến khi kết hợp các thức ăn hàng ngày, nên rất tiện lợi cho điều trị bệnh sỏi thận tại nhà. Đơn giản và hiệu quả nhất, bạn có thể dụng mộc nhĩ đen để nấu canh để ăn hàng ngày. Với liều lượng khoảng 15g mộc nhĩ đen mỗi ngày, nấu canh ăn liên tục trong 45 ngày, bạn sẽ thấy được khả năng kỳ diệu của mộc nhĩ đen đối với người bệnh sỏi thận và cách chữa trị bệnh sỏi thận.
Bệnh sỏi thận và cách chữa trị bằng canh mộc nhĩ đen hiệu quả.

2.Bệnh sỏi thận và cách chữa bằng trà mộc nhĩ đen:

Mộc nhĩ đen không những chỉ có tác dụng nâng cao sức miễn dịch, có nhiều chất xơ và chất keo thực vật để thu hút chất độc hại mà có thể có cả một số hoạt chất chưa xác định có thể tạo ra những phản ứng hoá học làm bào mòn những dị vật hoặc những viên sỏi kết tụ trong cơ thể. Vì những khả năng nầy, người ta khuyên mộc nhĩ đen đối với người bệnh sỏi thận và cách chữa trị.
Mộc nhĩ đen được khuyên dùng đối với người bệnh sỏi thận và các cách chữa.
Nếu không muốn dùng canh, bạn có thể sử mộc nhĩ đen như một loại trà để uống hàng ngày cũng rất tốt trong việc chữa trị bệnh sỏi thận. Cách thức như sau :
Thành phần:
  • Mộc nhĩ đen : 60g
  • Mè đen ( vừng đen ) : 15g
Cách làm :
  • Mộc nhĩ đen rang (sao) khô 30g, còn lại (rang) sao đen.
  • Mè đen rang ( sao) thơm.
  • Tất cả tán vụn, trộn đều thành dạng bột.
  • Mỗi ngày, dùng 6g hãm với 120ml nước sôi thành trà uống.
Bài thuốc trên có tác dụng bổ thận, tiêu độc, rất hữu dụng cho người bệnh sỏi thận và cách chữa trị hữu ích.

Chữa triệt để các loại sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận.
ĐT: 098.333.1273
Địa chỉ: 30 ngõ 93 Hoàng Văn Thái-Thanh Xuân-Hà Nội

Những điều bạn nên biết về bệnh sỏi thận và cách chữa

Bệnh sỏi thận là một trong những loại bệnh phổ biến ngày nay, đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh suy thận.
Bệnh sỏi thận đựơc hình thành do lưọng nước tiểu quá ít. Những chất đang lắng đọng thực tế là những chất phải hoà tan trong nước tiểu và đi ra ngoài, nhưng vì một lý do nào đó mà chúng lại đọng lại trong cơ thể và tạo sỏi trong thận. Sỏi thận có thể ra ngoài qua đường tiểu nhưng cũng có thể ở trong thận, bàng quang hay niệu đạo. Sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài nhưng sỏi lớn thì có thể bị kẹt lại ở trong và cần sự giúp đỡ của các bác sỹ chuyên khoa. Nếu sỏi thận không đuợc cứu chữa kịp thì bệnh nhân có thể mắc thêm bệnh suy thận. Chính vì tính nghiêm trọng của nó, mà mỗi người cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về bệnh sỏi thận và cách chữa.
Chúng ta đã biết bệnh sỏi thận là gì, vậy còn cách chữa bệnh sỏi thận nó như thế nào?. Cách đơn giản nhất để chữa trị bệnh sỏi thận là thay đổi cách sống. Nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn; uống khoảng hai đến ba lít nước mỗi ngày. Duy trì chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp, tốt nhất nên hạn chế chất đạm, canxi. Đó là một cách chữa bệnh và cũng là phòng bệnh sỏi thận.


Bên cạnh việc thay đổi cách sống thì tuỳ vào kích thước của sỏi mà bệnh nhân sẽ có những cách chữa khác nhau. Dưới đây là bệnh sỏi thận và cách chữa phổ biến hiện nay:
  • Phương pháp mổ: Với phương pháp này, tình trạng sỏi thường lớn hơn 20mm. Đây là phương pháp cổ điển nhất, rất nguy hiểm, thời gian hồi phục lâu và gây đau đớn cho người bệnh.
  • Phương pháp tán sỏi nội soi: Thường áp dụng cho loại sỏi từ 10-20mm. Đây là phương pháp hiện đại, ít gây đau đớn.
  • Phương pháp tán sỏi qua da
  • Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể
Nhược điểm của các phương pháp trên là sỏi tái phát nhanh sau 1 đến vài năm và mỗi lần tái phát thì sỏi phát triển nhanh hơn...

Bên cạnh đó còn phương pháp chữa bằng những thảo dược quanh ta (thuốc nam, đông y) cho kết quả tốt và ít tái phát, an toàn.
Mỗi người cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về bệnh sỏi thận và cách chữa

Chữa triệt để các loại sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận.
ĐT: 098.333.1273
Địa chỉ: 30 ngõ 93 Hoàng Văn Thái-Thanh Xuân-Hà Nội

Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận từ thiên nhiên

Bệnh thận tuy gây đau đớn cho người mắc phải nhưng xung quanh chúng ta có không ít bài thuốc chữa bệnh sỏi thận. Đặc biệt những bài thuốc này không quá khó để có thể tìm được cũng như cách sử dụng dễ cho tất các các bệnh nhân mắc phải sỏi thận làm theo.
Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận từ thiên nhiên.
Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận từ thiên nhiên.
Các bài thuốc chữa bệnh sỏi thận có thể là những bài thuốc rất đơn giản đến mức bình thường bạn không nghĩ tới. Đó là những loại rau bình thường vẫn hay xuất hiện trong bữa cơm nhà bạn hay những loại trái cây mà bạn vẫn hay tráng miệng, san sẻ cho các bạn bè mỗi khi có dịp…
Sau đây chúng tôi xin lược sơ danh sách các bài thuốc chữa bệnh sỏi thận đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả:
Rễ cây Sâm Đất: (cây nổ, có hoa màu tím, có trái chín đen khi thả xuống nước nổ lụp bụp) nấu nước uống với lá sâm dứa thơm như uống nước trà. Uống trong một thời gian sỏi sẽ tiêu. Gíup lợi tiểu và điều khòa cơ thể.
Lá ngò gai: Sau khi hái và rửa sạch, đem hơ lửa cho héo, bỏ vô siêu, đổ 03 chén nước, sắc còn lại 8 phân, ngày uống 3 lần: sáng, tối và đi ngủ, trước bữa ăn. Uống như vậy liên tục, nam uống 7 ngày, nữ uống 9 ngày. Bài thuốc này làm lợi tiểu, trong quá trình tiểu sẽ bào mòn sỏi.
Lá hoa Dâm bụt hay còn gọi là bông bụp: Đâm cho nát, cho vào một chút muối, chế thêm nước lạnh, vắt hết bả để dễ uống, ngày uống 2 lần, uống trong 15 ngày sẽ tiêu ra hết.

Lá trầu bà loại lá lớn: Hái khoảng tầm 10 lá rồi đem đi sắc tầm 3 chén còn 1 chén. Uống trong vòng 10 ngày, sỏi sẽ tiêu hết. Khi hết sỏi, vẫn tiếp tục uống lá trầu để ngừa tái phát.  
Đọt tre mỡ, rễ tranh, râu bắp: lấy mỗi thứ 01 nắm, sao khử thổ, sắc 03 chén còn 01 chén, uống trong 3 tuần sẽ hết.  

Lá thúi địch hay còn gọi là là mơ: Hái 01 nắm lớn, rửa sạch, đâm vắt nước uống sống mỗi ngày 2 lần, liên tục 10 ngày đến 20 ngày trở đi sẽ hết.      
Vỏ sầu riêng: xắc mỏng, phơi khô, sao, cắt lá mã đề, nấu chung, sắc uống chừng 7 lần, tiểu ra hết.       

Hột vịt: Đập 02 hột vịt, lấy lòng trắng hòa với chút rượu trắng, uống chừng vài ba lần sẽ hết, kết quả trăm phần trăm. Bài này áp dụng để điều trị đau nhức 2 bên trái thận, đi đứng khó.
Trên đây là các bài thuốc chữa bệnh sỏi thận mà bất cứ ai cũng có thể tự điều chế để sử dụng. Dễ dàng tìm kiếm nguyên liệu, dễ uống và hiệu quả cao. Đây là sự lựa chọn đúng đắn và tiết kiệm được nhiều chi phí so với việc chạy chữa khác.

Chữa triệt để các loại sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận.
ĐT: 098.333.1273
Địa chỉ: 30 ngõ 93 Hoàng Văn Thái-Thanh Xuân-Hà Nội

Chữa sỏi thận bằng bài thuốc dân gian

Bệnh là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa bổ sung canxi…
Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau. Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài.
Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.
Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa bổ sung canxi… Để được chữa trị kịp thời, bệnh nhân nên đi khám ngay khi nhận thấy một trong các triệu chứng, .
than Chữa sỏi thận bằng bài thuốc dân gian
Mề gà, mật vịt
Gà vịt thường ăn lẫn đá, sỏi, cua ốc, chất rắn nhiều can-xi thế mà vẫn tiêu tan được nhờ nó có chất gì đó. Cách làm, bóc màng trong mề của con gà, con vịt đem phơi khô, tán nhỏ. Còn mật vịt lấy về ngâm rượu sau 15 ngày là dùng được.
Mỗi ngày dùng ít bột của màng gà, vịt đã tán nhỏ với 2 mật con vịt ăn liên tục từ l0 -15 ngày. Nếu tìm được rễ cây cỏ xước, rễ cây xấu hổ, rễ cây dứa dại, rễ cây đỗ ván đem băm phơi khô, sắc uống thì càng tốt, chóng khỏi hơn.
Quả dứa/trái thơm
Để , người ta lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ và cho vào đó một ít phèn chua (0,3g) rồi cho nước vào đậy nắp lại ninh trong 3 giờ. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày liền, nhiều trường hợp cho kết quả tốt.
dua Chữa sỏi thận bằng bài thuốc dân gian
Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn của dứa thanh nhiệt giải độc, dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông.
Lưu ý: người bị loét bảo tử không nên thử, hoặc muốn thử nên ăn sáng trước.
Nước chanh
Một nghiên cứu tại Trung tâm sỏi thận tổng hợp Trường Đại học California ở San Diego vừa cho biết: uống nước chanh hàng ngày là một phương pháp đơn giản để chống lại việc tạo thành những viên sỏi ở thận hoặc đường tiểu. Theo TS. Roger L. Sur, Giám đốc Trung tâm, uống 120ml nước chanh pha với với 2 lít nước mỗi ngày đã giảm tỉ lệ tạo sỏi từ 1 xuống còn 0,13 viên ở những bệnh nhân đã bị sỏi thận.
Trước đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Đại học Duke cũng cho thấy uống nước chanh có vai trò ngăn chặn việc tái phát sỏi thận. Trong thử nghiệm này, 12 bệnh nhân sỏi thận được cho dùng thêm nước chanh trong chế độ ăn uống hàng ngày trong 4 năm. Kết quả cho thấy những người này đã giảm đi hiện tượng phát triển sỏi và không ai trong số này phải dùng thêm thuốc để điều trị sỏi trong suốt thời gian trên.
Ngoài citrate, thường uống nước chanh còn có tác dụng cung cấp lượng nước đủ để giảm nồng độ của các muối khoáng trong nước tiểu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên uống đủ để có tối thiểu từ 1,5 – 2 lít nước tiểu mỗi ngày.
Lưu ý: người bị loét bảo tử không nên thử, hoặc muốn thử nên ăn sáng trước.
Phòng bệnh sỏi thận
Ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào.
Uống nhiều nước (2 – 3 lít mỗi ngày), không uống dồn một lúc mà chia rải rác trong ngày.
Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay.
Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (nhất là với phụ nữ sau khi sinh), không dùng nước bẩn để vệ sinh cơ thể.

Chữa triệt để các loại sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận.
ĐT: 098.333.1273
Địa chỉ: 30 ngõ 93 Hoàng Văn Thái-Thanh Xuân-Hà Nội

Thuốc chữa bệnh sỏi thận và sỏi bàng quang


Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.
   Sỏi thận chia làm nhiều loại: nhưng phổ biến nhất là sỏi oxalate và sỏi photphat, ngoài ra còn có các loại sỏi thận khác là sỏi urat, xanthin, tuturat, suafarat
Sỏi hình thành trong cơ thể phải có nguyên nhân của nó. Không ai sinh ra đã có sỏi ở trong cơ thể mà đều do quá trình sinh sống ăn uống sinh hoạt dẫn đến một bộ phận trong cơ thể con người (nhiều nhất là thận, bang quang, mật, gan) không thể bài thải được hàm lượng khoáng chất theo hệ bài tiết mà hình thành sỏi. Do đó về nguyên tắc có thể làm tan mọi loại sỏi với mọi kích thước lắng động trong các bộ phận cơ thể sau đó bài tiết ra ngoài. Tiếp theo cần làm cơ quan có sỏi (thận, gan, mật, bang quang) chức năng chuyển hóa tốt lên để có thể tự chuyển hóa, bài tiết các vi chất, khoáng chất.
Xác định thành phần sỏi, ý nghĩa quyết định trong điều trị:
    Siêu âm xác định dạng sỏi thận có dạng sỏi tròn hay sỏi nhiều gai
    Xét nghiệm máu xem có axit uric, mỡ máu ?
    Siêu âm cản quang xác định sỏi: sỏi photphat và sỏi urat thì sẽ không hiên lên
    Siêu âm xác định kích thước của viên sỏi : Vì nếu sỏi nhỏ dưới 15mm còn có thể uống thuốc làm tan dần sỏi rồi tống ra ngoài . Nếu sạn sỏi quá lớn, phải phối hợp giải phẫu để lấy sỏi ra.
    Riêng sỏi niệu đạo (sỏi nằm trên đường dẫn xuống như từ thận xuống bàng quang) hay trong ống tiểu phải tán sỏi ngay nếu không sẽ dẫn đến vỡ bể thận hoặc suy thận

   Đông y điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang (sỏi có kích thước dưới 15mm): Hiện nay, chúng tôi đã nghiên cứu phân loại được từng loại sỏi thận, sỏi bàng quang  khác nhau có cách chữa khác nhau. Mỗi một loại sỏi có bài thuốc riêng để làm tan sỏi. Sau khi sỏi đã tan hết thì dùng các bài thuốc bổ phù hợp với từng người để phục hồi chức năng của tạng thận để tránh tái phát Sỏi trở lại.

   Sỏi thận dạng chất Oxalate (Oxalate calcium) người bệnh cần tránh ăn các chất có nhiều acide oxalique như Rau muống, Cacao, những chất có nhiều chất caclcium như sữa, trứng, tôm cua, sò, ốc, hến… ăn ít bánh mì. Sỏi này có đặc điểm là sỏi có gai, nhiều màu sắc như sỏi đá, rất cứng.
Thuốc uống : Thuốc đông y sắc uống  một thang/  1,5 ngày
Thời gian: từ 1-> 3 tháng tùy theo kích thước sỏi, và điều trị ổn định sau hết sỏi

    Sỏi thận dạng Phosphate (sỏi này có dạng tròn, không gai thường có màu trắng hoặc trằng vàng)
Thuốc uống : Thuốc đông y sắc uống  một thang/ 1,5 ngày
Thời gian: từ 1-> 3 tháng tùy theo kích thước sỏi

    Sỏi thận dạng Ureate cần kiêng Chocolate, cà phê, nấm rơm, rượu, bia, tôm, cua, thịt chó, thì gà, thịt ngan, dê, cá mè, cá trắm, thức ăn nhiều đạm. Sỏi này có dạng tròn , không gai, màu trắng
Thuốc uống : Thuốc đông y sắc uống . 1 thang/ 1,5 ngày
Thời gian: từ 1-> 3 tháng tùy theo kích thước sỏi, và điều trị ổn định sau hết sỏi

   Sỏi thận dạng xanthin.: kiêng các loại rau sống và chín, ăn ít trái cây, sữa, cà phê, chocolate… Sỏi này có gai, rất cứng, nhưng màu trắng
Thuốc uống : dùng đu đủ đực to bằng nắm tay để nguyên vỏ hấp chín cùng đường phèn ăn 01 tuần 3 lần, mỗi lần 1 quả đến lúc khỏi. Sau khi hết sỏi uống bổ thận dương thêm

 Sỏi sunfurat: kiêng dùng các loại thuốc có gốc sunfat (ở 1 số loại thuốc kháng khuẩn) nay không sử dụng, nên sỏi này rất ít gặp dùng chuối hột già đun hãm uống là tan hết sỏi


Chữa triệt để các loại sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận.
ĐT: 098.333.1273
Địa chỉ: 30 ngõ 93 Hoàng Văn Thái-Thanh Xuân-Hà Nội